PI (P)là mẫu tự thứ 16 trong bảng chữ cái Hi Lạp, nhưng chữ pi viết thường (p) lại là một hằng số quantrọng trong toán học. Đó là một số siêu việt, xấp xỉ bằng 3,14159, biểu diễn cho tỉ số giữa chu vi và đường kính của một đường tròn.<br>Một giá trị xấp xỉ của sốplà 22/7. Khá nhiều giá trị xấp xỉ khác củapđược dùng đến trong kinh thánh vàsuốt thời gian dài sau đó. Trong kinh thánh, giá trị này bằng 3. Sau đó, nhà toán học Hi Lạp Acsimét (Archimedes) xác nhận lại một cáchchính xác là giá trịpnằm trong khoảng 3 10/70 và 3 11/70. Với sựtrợ giúp của máy tính, người ta đã tính được sốpvới hơn 200 tỉ chữ số thập phân vào cuối năm 1999 (trong 40 giờ, với bộ nhớ trên 800GB). Tuy nhiên, các kết quả tính toán này không có ứng dụng trong thực tế, vì chỉ với 30 chữ số chính xác củapđã đủ cho người talàm bất cứ công việc tính toán nào. Tỉ số này là một số vô tỉ, nên số chữ số thập phân sẽ cứ kéo dài mãi. Kí hiệupđược sử dụng lần đầu vào năm 1706 bởi nhà toán học Anh William Jones, nhưng nó chỉ trở nên phổ biến sau khi nhà toán học Thụy Sĩ Ơ-le (Leonhard Euler) chấp nhận sử dụng năm 1737. Vào năm 1882, nhà toán họcĐức Ferdinand Lindemann chứng minh được rằngplà một số siêu việt, nghĩa là nó không là nghiệm của bất cứ đa thức với hệ số hữu tỉ nào. Từ đó, ông chỉ ra rằng không thể giải bài toán viên phương và cầu phương (nghĩa là, dựng hình vuông có diện tích bằng hình tròn cho trước, hay dựng hình lập phương có thể tích bằng hình cầu cho trước, và ngược lại, bằng thước và compa).